• 0974.922.332
  • contact@tuephong.com.vn

Bảo vệ tài sản trí tuệ trước doanh nghiệp nước ngoài

22/11/2022 - 04:29
140 views

Bài viết này lấy thông tin từ bài viết của báo Kinh tế Sài Gòn về vấn đề nhận thức biện pháp tự vệ Sở hữu trí tuệ ở Việt Nam. Bài viết gốc có thể đọc ở đây

Bài viết này không phải là bài viết tư vấn pháp lý, mà là bài viết có tính phổ cập kiến thức pháp luật, và không nên được coi là tư vấn pháp lý chính thức của công ty Tuệ Phong.

 

 

“Trước kia người giỏi dụng binh đánh giặc, trước tiên phải không để bại, sau mới đánh bại kẻ địch. không để bại là do mình, giành chiên thắng là tại địch.”

Thiên 04: Hình, Binh Pháp Tôn Tử

 

Thương trường là chiến trường, đặc biệt là khi chiến trường đó là Sở hữu trí tuệ, một vấn đề mà rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam còn chưa quan tâm đúng mực. Câu chuyện về nhãn hiệu Phở Thìn hay Phở Lý Quốc Sư phải mất nhiều năm và chi phí rất lớn để được kinh doanh nhãn hiệu ở quốc gia khác đều có thể lặp lại với mọi doanh nghiệp.

Để tránh được nguy cơ đó, bài viết này muốn chỉ ra một số biện pháp pháp lý và phi pháp lý được áp dụng rộng rãi bởi các doanh nghiệp nước ngoài nhằm bảo vệ tài sản trí tuệ của họ trước sự vi phạm từ các tổ chức, cá nhân nước ngoài.

Đăng ký quyền sở hữu trí tuệ với tài sản

Biện pháp đầu tiên rõ ràng nhất, trước khi có bất kỳ tranh chấp nào xảy ra, chính là tự bảo vệ các tài sản trí tuệ của mình, thông qua việc đăng ký quyền sở hữu trí tuệ với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Tùy vào loại tài sản mà bạn phải đăng ký với các cơ quan khác nhau, ví dụ như bạn viết ra một tác phẩm văn học, thì phải đăng ký với Cục Bản quyền tác giả để nhận được Giấy chứng nhận quyền tác giả với sản phẩm đó.

Thời gian bạn nên đăng ký là càng sớm càng tốt, tốt nhất là ngay khi tài sản được tạo ra dưới một dạng vật chất nào đó (bản vẽ, bản Word, v.v). Nếu không được thì trước khi tài sản được sử dụng để kinh doanh kiếm lợi nhuận.

Để phục vụ tốt nhất vấn đề này, bạn nên tìm đến một chuyên gia về vấn đề Sở hữu trí tuệ.

Thư yêu cầu ngừng hành vi xâm phạm

Khi xác định được một hành vi xâm phạm tài sản trí tuệ đã được bảo hộ, điều đầu tiên mà doanh nghiệp cần làm là viết và gửi một Cease and Desist Letter, tạm dịch là Thư thông báo về sự vi phạm, và yêu cầu ngừng hành vi vi phạm.

Nội dung chính bao gồm: thông báo hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ của bên còn lại, nêu ra các hành vi yêu cầu bên kia thực hiện nhằm ngừng việc vi phạm đó, và một mốc thời gian cụ thể hợp lý (thường là 10 ngày) để bên vi phạm thực hiện.

Bức thư thông báo này đóng vai trò như một lời “cảnh báo” với bên đang vi phạm. Ngoài ra, nó cũng đóng vai trò như một điểm khởi đầu cho một chuỗi các hoạt động pháp lý liên tục diễn ra sau đó, hoặc làm tiền đề cho việc đấu tố tại Tòa án nếu có.

Thư thông báo này có thể được gửi qua đường email, nhưng nên gửi qua cả đường email và đường bưu điện để đảm bảo sự tiếp nhận của bên vi phạm.

Làm việc với các cơ quan liên quan

Sau khi gửi Thư thông báo, trong thời gian của Thư thông báo, doanh nghiệp có thể làm việc với các chuyên gia về SHTT về các bước tiếp theo, nhằm dự trù trường hợp mà bên vi phạm không tự nguyện gỡ bỏ sự vi phạm.

Tùy theo loại tài sản mà các hành động đó bao gồm

– Với tài sản vô hình (video, ứng dụng điện thoại): Liên lạc nền tảng phân phối sản phẩm (YouTube, Google Play, v.v), yêu cầu gỡ các sản phẩm vi phạm.

Một số ứng dụng vi phạm tài sản trí tuệ "Flappy Bird" trên nền tảng Google Play

Một số ứng dụng vi phạm tài sản trí tuệ “Flappy Bird” trên nền tảng Google Play

– Với các tài sản hữu hình:

+ Làm việc với các cơ quan ban ngành của nước nơi công ty vi phạm đặt trụ sở hoặc đăng ký kinh doanh để thông báo hành vi vi phạm

+ Thông báo với hải quan để chặn sản phẩm công ty vi phạm vào Việt Nam, trong trường hợp này công ty phải có đăng ký chứng minh mình là chủ sản phẩm chứ không phải công ty đối thủ.

Công chức Đội QLTT số 10 phối hợp với cơ quan liên ngành tại Trạm KSLH Dốc Quýt kiểm tra phương tiện vi phạm, Ảnh: Vi Kỳ

Công chức Đội QLTT số 10 phối hợp với cơ quan liên ngành tại Trạm KSLH Dốc Quýt kiểm tra phương tiện vi phạm, Ảnh: Vi Kỳ

Các biện pháp này rất đa dạng tùy theo loại sản phẩm, dịch vụ mà tài sản sở hữu trí tuệ của bạn. 

Khởi kiện ra Tòa

Về mặt lý thuyết, kiện tụng ở Tòa là cách mà doanh nghiệp nên và cầm làm khi hai bên không thể đi tới thỏa thuận.

Trên thực tiễn, đây là phương án cuối cùng mà một doanh nghiệp nên cân nhắc, vì chi phí lớn, thời gian xét xử dài.

Kiện tụng là một vấn đề tốn kém, lâu dài và không chắc chắn. Người khởi kiện cần suy nghĩ kỹ.

Kiện tụng là một vấn đề tốn kém, lâu dài và không chắc chắn. Người khởi kiện cần suy nghĩ kỹ.

Sau đây là một số yếu tố mà doanh nghiệp cần cân nhắc trước khi tiến hành việc khởi kiện:

  1. Tài sản trí tuệ mà doanh nghiệp đang sử dụng có đang được sử dụng lâu dài không? Có giá trị lớn trong mắt khách hàng không?
  2. Tổ chức và cá nhân vi phạm có tiềm lực tài chính như thế nào?
  3. Doanh nghiệp ước tính chi phí có thể sẵn sàng chi ra cho việc kiện tụng là bao nhiều? Trong bao nhiều lâu (tính theo năm)
  4. Các thành viên góp vốn của doanh nghiệp có đồng tình với những chi phí và thời gian trên không?
  5. Thị phần mà tài sản trí tuệ của doanh nghiệp đang nắm giữ là bao nhiều? Có thể nắm giữ là bao nhiều

Ngoài ra, các doanh nghiệp Việt Nam nên thử giải quyết các vi phạm quốc tế thông qua trọng tài quốc tế hoặc cơ quan trọng tài của WIPO.

Tuy chi phí rẻ hơn so với việc kiện tụng, tính chung thẩm của các cơ quan trọng tài này khiến rủi ro thất bại của doanh nghiệp tăng lên đăng kể so với Tòa án.

Kết luận

Trong một thế giới phẳng như hiện nay, việc tranh chấp về tài sản trí tuệ rất khó tránh khỏi, và theo thời gian, khả năng đối mặt với những loại tranh chấp này sẽ càng cao. Do đó, bài viết này muốn giới thiệu với bạn đọc những biện pháp pháp lý mà doanh nghiệp có thể sử dụng để tự bảo vệ bản thân mình

Trong trường hợp các doanh nghiệp muốn tìm tới sự chuẩn bị sớm nhất, hãy liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại của trang web này để nhận được sự giúp đỡ sớm nhất.