• 0974.922.332
  • contact@tuephong.com.vn

Quyền tác giả đối với tác phẩm của A.I.

23/12/2022 - 03:25
354 views

Cuộc cách mạng công nghề lần thứ tư đã đă trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence – AI) vào cuộc sống một cách sâu rộng hơn bao giờ hết. Điều này cũng tạo ra những thách thức mới, đặc biệt là về mặt pháp lý, khi các AI bắt đầu tạo ra các tác phẩm nghệ thuật, một thứ mà xuyên suốt lịch sử loài người, chỉ loài người có thể tạo ra.

 I. Ai và các tác phẩm do AI tạo ra

1.1. AI là gì?

Nếu bạn bật Thời sự một vài lần trong khoảng 2-3 năm trở lại đây, cụm từ “AI” sẽ được nhắc đến rất nhiều với hàm ý như đây là một công nghệ của tương lai, nhưng thực chất nó đã tồn tại từ năm 1943. Về mặt định nghĩa, AI là sự mô phỏng các quá trình thông minh của con người bằng máy móc, đặc biệt là hệ thống máy tính.

Trong thời đại ngày nay, khi AI đã trở thành xu thế, các nhà sản xuất luôn cố gắng bán các sản phẩm dịch vụ của mình có sử dụng AI. Nếu như những người máy đầu tiên trước đây chỉ có thể mô phỏng lại những hành vi của con người, thì ngày nay, thế hệ người máy hiện đại đã có những khả năng vượt trội, có trí thông minh có khả năng suy nghĩ, hành động,… như con người, thậm chí vượt trội.

Rất nhiều nhà làm phim Hollywood đã chơi đùa với ý tưởng AI thông minh vượt xa loài người, và tìm cách chiếm lấy Trái đất, nhưng series phim Kẻ hủy diệt (1984-nay), Wargame (1983), I, Robot (2004). 

 

Nhân vật The Terminator, do nam diễn viên gạo cội Arnold Schwarzenegger thủ vai

1.2. Tác phẩm do AI tạo ra

Ngày nay, AI đã có thể cho ra đời những tác phẩm văn học, nghệ thuật có thể nói là xuất chúng.

Năm 2016, một dự án hợp tác giữa Microsoft và Bảo tàng Rembrandt đã công bố một tác phẩm là bức chân dung 3D có tên “The Next Rembrandt” do máy tính tạo ra dựa trên thuật toán nhận dạng khuôn mặt bằng việc quét dữ liệu từ 346 bức tranh được biết đến của họa sĩ người Hà Lan Rembrandt thế kỷ XVII. 

Tác phẩm tạo ra bởi AI bằng máy in 3D, dựa trên các tác phẩm của Rembrandt

Năm nay, tạo cuộc thi nghệ thuật hàng năm của bang Colorado, một tác phẩm đã chiến thắng thông qua phần mềm trí tuệ nhân tạo Midjourney. Chiến thắng này cũng khiến nhiều họa sỹ lo lắng cho tương lai của mình, khi một người bình thường có thể tạo ra các tác phẩm chi tiết chỉ bằng vài câu lệnh đơn giản.

 

Tác phẩm do AI tại ra “Théâtre D’opéra Spatial” đoạt giải nhất tại giải thưởng nghệ thuật kỹ thuật số của bang Colorado

 

Tuy nhiên, cách mà máy tính tạo ra tác phẩm sẽ không giống cách con người sáng tác ra tác phẩm văn học, khoa học và nghệ thuật. AI hiện thường hoạt động dựa trên việc thu thập và xử lý hệ thống thông tin khổng lồ, từ đó sẽ đưa ra một sản phẩm là tranh vẽ, âm nhạc, giọng nói dựa trên phân tích từ khối dữ liệu đó. Nếu khi hiểu được cách thức mà AI tạo ra một tác phẩm, vậy thì tác phẩm của AI có xứng đáng để được BHQTG không

2. Quyền tác giả và bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm do AI tạo ra

2.1. ĐK tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả

Xét về điều kiện bảo hộ đối với tác phẩm, Công ước Berne hay pháp luật Việt Nam cũng đưa ra các yếu tố để xác định một tác phẩm được BHQTG, đó là:

(i) Được thể hiện dưới một hình thức nhất định

(ii) Là kết quả của hoạt động sáng tạo tinh thần

(iii) Tác phẩm phải mang tính nguyên gốc

2.2 Pháp luật về bào hộ quyền tác giả đối với AI

Điều 13 Luật Sở hữu trí tuệ quy định tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả bao gồm: tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài theo một số điều kiện luật định. Như vậy, pháp luật hiện nay quy định chỉ có tổ chức, cá nhân hay con người mới là các chủ thể được nắm giữ quyền tác giả; các đối tượng như máy tính, robot, hay AI chưa thể là chủ thể được nắm giữ quyền tác giả.

Tương tự như Việt Nam, nhiều quốc gia cũng chưa chấp nhận BHQTG đối với tác phẩm không phải do con người tạo ra. Cụ thể như:

– Trong năm 2019, Cục Bản quyền Hoa Kỳ (USCO) một lần nữa từ chối yêu cầu bản quyền cho một tác phẩm nghệ thuật do AI tạo ra, theo yêu cầu của Stephen Thaler. Theo USCO, Luật Bản quyền hiện hành của Hoa Kỳ đến nay chỉ đưa ra các biện pháp bảo vệ “thành quả của lao động trí óc”, “được tạo ra từ sức mạnh sáng tạo của trí óc của con người.

 

Tác phẩm “A Recent Entrance To Paradise””, do Steven Thaler, đăng ký tác phẩm do máy tính tạo ra với tư cách là người làm thuê cho chủ sở hữu AI tạo ra

– Tại Úc, luật pháp hiện không công nhận AI là tác giả của quyền tác giả đối với các tác phẩm do AI tạo ra. Mục 32 của Đạo luật Bản quyền 1968 (Cth) quy định: “QTG tồn tại trong một tác phẩm văn học, kịch, âm nhạc hoặc nghệ thuật gốc mà tác phẩm chưa được xuất bản và tác giả là công dân hoặc cư dân sinh sống tại Úc”. Nói cách khác, quyền sở hữu tài sản trí tuệ đối với các tác phẩm và sáng chế do AI tạo ra không được đề cập rõ ràng trong luật SHTT của Úc.

– Tại châu Âu, theo quy định của Luật về quyền tác giả của Liên minh châu Âu, các quy định đã hướng đến quan điểm rằng bất kỳ tác phẩm nào được bảo vệ đều phải gắn liền với con người. Do đó, việc kiểm tra các luật hiện hành của Liên minh châu Âu đã cho thấy hiện nay chưa có quy chế bảo hộ quyền tác giả cho AI.

2.3 Những vấn đề liên quan

Đứng đằng sau các tác phẩm của AI là quá trình đầu tư nghiên cứu của các doanh nghiệp. Việc bảo vệ QTG đối với AI cũng là một biện pháp để bù đắp sự đầu tư, công sức của những doanh nghiệp phát triển AI không bị lãng phí và xâm phạm. Khi hệ thống pháp luật cho phép tác phẩm được tạo trên tài sản trí tuệ được BHQTG, các doanh nghiệp phát triển AI cũng sẽ có đủ hành lang pháp lý để bảo vệ tài sản mà họ tạo ra.

Việc bảo vệ QTG đối với AI cũng là một biện pháp để bù đắp sự đầu tư, công sức của những doanh nghiệp phát triển AI

Hệ thống pháp luật về QTG trên thế giới ghi nhận rằng việc bảo vệ quyền nhân thân (quyền tinh thần) và quyền tài sản (quyền kinh tế) đều vô cùng quan trọng đối với tác giả và chủ sở hữu QTG. Trong thời đại mà thương mại hóa tác phẩm trong lĩnh vực văn học, khoa học, nghệ thuật có thể đem lại lợi ích cho chủ sở hữu quyền thì việc có cơ chế bảo vệ các quyền tài sản đối với tác phẩm được tạo bởi AI cũng là điều vô cùng cần thiết.

Dựa vào những nội dung đã nêu ở mục 2.2, chúng ta thấy rằng pháp luật hiện nay chưa có quy định công nhận QTG cho các chủ thể không phải là con người. Trong thời kỳ CMCN 4.0, pháp luật cũng nên có những điều chỉnh phù hợp, mở rộng phạm vi bảo hộ mà chúng ta đã ghi nhận trước đây để phù hợp với bước tiến của khoa học công nghệ của hiện tại và trong tương lai.

 

Bài viết này được dựa trên bài viết “Bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của trí tuệ nhân tạo” của tác giả Nguyễn Ngọc Hồng Dương. Bạn có thể đọc bài viết gốc tại đây.