• 0974.922.332
  • contact@tuephong.com.vn

Đăng ký và bảo vệ nhãn hiệu trực tuyến của bạn

30/11/2022 - 02:45
120 views

Bài viết này được dịch lại và sửa đổi cho phù hợp với pháp luật Việt Nam từ bài viết của tạp chí WIPO tháng 1/2022. Bạn có thể đọc bài viết gốc tại đây.

Nếu bạn tìm được đến những dòng này thì chúc mừng, bạn đã thành công! Bạn đã thành công phát triển cửa hàng trực tuyến, kết nối với kênh YouTube, thậm chí phát triển một ứng dụng riêng của mình.

Và quan trọng hơn cả, bạn đang làm việc để phát triển một bộ nhận diện thương hiệu nhằm giúp bạn nhanh chóng kiếm tiền từ công sức lao động của mình.

Để bảo vệ bộ nhận diện thương hiệu đó một cách lâu dài, yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất phải kể đến chính là nhãn hiệu. Do đó, bài viết hôm nay sẽ tập trung vào việc làm thế nào để bạn có thể bảo hộ được thương hiệu của bạn, thông qua việc đăng ký nhãn hiệu.

 

Thông thường, việc đặt tên và xây dựng thương hiệu cho bất kỳ hoạt động kinh doanh mới nào được coi là một phần thú vị trong quá trình phát triển doanh nghiệp đó, nhưng có những bước quan trọng trong việc phát triển các quyền được pháp luật bảo vệ đối với danh tính mới của bạn để tránh kết thúc bằng những thách thức pháp lý do vô tình sao chép thương hiệu của bên khác. (Ảnh: Yok_Piyapong/iStock/Getty Images Plus)

 

Đừng chỉ dựa vào các cụm từ mô tả

Sản phẩm của bạn có thể là số một trên thị trường, nhưng nhưng việc đặt tên sản phẩm một cách chung chung, mô tả loại hàng hóa hoặc dịch vụ không bao giờ có thể bảo vệ được.

 

Ví dụ, bạn gọi loại nước hoa mới của bạn chỉ đơn giản là “NƯỚC HOA” sẽ không giúp bạn có bất kỳ quyền được bảo hộ nào.

 

Nếu một bên thứ ba giúp phát triển nhãn hiệu, cho dù đó người thân hay nhà tư vấn tiếp thị và xây dựng thương hiệu, hãy đảm bảo rằng bạn nhận được các thỏa thuận phù hợp từ những người có liên quan khi chuyển nhượng tất cả các quyền đó cho bạn hoặc công ty sẽ sở hữu và vận hành nhãn hiệu.

Nếu không, bạn sẽ phải gặp vấn đề khi cần nộp đơn để bảo vệ nhãn hiệu mới của mình và không rõ ai là chủ sở hữu hợp pháp của nó.

Ai là chủ sở hữu hợp pháp của nhãn hiệu?

Trong trường hợp bạn đã tránh được những sai lầm phổ biến này, bây giờ bạn cần thực hiện các bước để tránh gặp phải những thách thức pháp lý do vô tình sao chép thương hiệu của bên khác.

 

Tiến hành tra cứu nhãn hiệu

Quy định của Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam hiện hành cấp độc quyền có thời hạn đối với nhãn hiệu được sử dụng liên quan đến hàng hóa hoặc dịch vụ cụ thể, với điều kiện.

Điều kiện đó là, nhãn hiệu tương tự với nhãn hiệu của bạn, ngay cả khi không giống hệt, chưa được bên thứ ba sử dụng cho mục đích thương hiệu. các dịch vụ giống nhau hoặc tương tự.

 

Số vụ việc tranh chấp liên quan đến nhãn hiệu tương tự không phải là ít.

 

Bước đầu tiên là tiến hành tra cứu nhãn hiệu để xác định nhãn hiệu đối chứng, các nhãn hiệu có thể gây khó khăn cho việc đăng ký sử dụng của bạn.

Việc nộp đơn mà không thực hiện bước đầu tiên này có thể là một sai lầm cực kỳ tốn kém, vì phí nộp đơn không bao giờ được hoàn lại và chi phí bảo vệ nhãn hiệu của bạn, dù là trước tòa hay trong để giải trình với Cục Sở hữu trí tuệ, có thể rất tốn kém.

 

Vì vậy, làm thế nào để bạn thực hiện việc tra cứu nhãn hiệu này?

 

Đầu tiên, hãy cân nhắc các lựa chọn của bạn khi tiến hành việc tra cứu. Cục Sở hữu trí tuệ có cơ sở dữ liệu về các nhãn hiệu đã đăng ký và các đơn đăng ký đang chờ xử lý, cho phép tìm kiếm trực tuyến mà không phải trả phí.

 

Hệ thống tra cứu dữ liệu của Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam

 

Tuy nhiên, vấn đề phát sinh khi kết quả tra cứu cho ra các nhãn hiệu tương tự, hoặc trong trường hợp các nhãn hiệu giống nhau được đăng ký cho rất nhiều hàng hóa và dịch vụ. Bạn nên làm gì trong các trường hợp đó?

 

 

Bạn nên làm gì với các kết quả này?

Các giải đáp này có thể được giải quyết tại các Công ty Sở hữu trí tuệ. Các công ty này có thể tiến hành tìm kiếm toàn diện cho nhãn hiệu được đề xuất.

Tuy nhiên, các báo cáo này thường rất dài và phức tạp, mặc dù các công ty tìm kiếm luôn tinh chỉnh sản phẩm của họ để giúp những người không chuyên có thể sử dụng chúng dễ dàng hơn.

 

Tìm kiếm sự hướng dẫn pháp lý

Cách tiếp cận tốt nhất là dành một phần ngân sách của bạn và tìm kiếm các sự hướng dẫn pháp lý.

Một chuyên gia SHTT giỏi có thể tra cứu nhãn hiệu trên các tiêu chí phù hợp với nhu cầu của bạn, xem xét nó với kiến ​​thức về luật SHTT hiện hành và sau đó cung cấp hướng dẫn, chỉ ra những cạm bẫy tiềm ẩn và có thể phát triển một chiến lược để chủ động quản lý chúng.

Hãy tìm đến một chuyên gia SHTT để tiết kiệm chi phí về mặt lâu dài khi đăng ký nhãn hiệu

Ngoài ra, các công ty luật lớn tuy có thể tốn kém, nhưng nhiều công ty đưa mức giá cố định để tiến hành và tư vấn về việc lựa chọn thương hiệu.

Thậm chí, nếu bạn là một công ty khởi nghiệp nhỏ hoặc một tổ chức phi lợi nhuận, một số công ty luật sẽ hỗ trợ miễn phí.

 

Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu của bạn

Giả sử bạn đã tra cứu nhãn hiệu của mình thành công và bạn rất muốn bắt đầu sử dụng nó. Bạn có cần làm gì thêm không? Câu trả lời đơn giản là có.

Trong khi bạn không cần đợi thêm để đưa thương hiệu của mình vào sử dụng, bạn nên nộp đơn đăng ký nhãn hiệu ngay lập tức để bảo vệ chúng cho hàng hóa và dịch vụ mà bạn đang bán hoặc cung cấp.

Nộp hồ sơ càng nhanh càng tốt sau khi bạn đã thực hiện bước tra cứu nhãn hiệu của mình là rất quan trọng.

 

Bạn nên tự nộp hồ sơ hay thuê chuyên gia?

Mặc dù Cục Sở hữu trí tuệ cho phép chủ sở hữu nộp đơn trực tuyến, nhưng có những lý do để xem xét sử dụng các chuyên gia pháp lý.

Việc nộp đơn sẽ yêu cầu một số chi tiết cụ thể, chẳng hạn như xác định phân loại hàng hóa và dịch vụ mà thương hiệu sẽ được sử dụng có liên quan, tuyên bố từ chối trách nhiệm tiềm năng đối với các phần mô tả của thương hiệu và viết nhận dạng hàng hóa và dịch vụ sẽ được cung cấp với thuật ngữ chính xác, v.v.

 

Việc đăng ký nhãn hiệu thường liên quan đến nhiều giấy tờ. Để tiết kiệm thời gian và công sức, hãy tìm đến một chuyên gia

 

Vì lý do đó, giải pháp tiết kiệm chi phí vẫn là tìm kiếm chuyên gia pháp lý có nhiều kinh nghiệm. Nhiều công ty sẽ cung cấp các thỏa thuận với phí cố định và cũng có thể có trợ giúp chuyên nghiệp, nếu bạn muốn tự mình nộp đơn.

Chuyên gia pháp lý cũng có thể hỗ trợ bạn xác định xem bạn có nên nộp nhãn hiệu của mình ở nhiều khu vực pháp lý hay không và nếu có, hãy giúp phát triển một chiến lược nộp đơn toàn diện để bảo vệ thương hiệu của bạn.

Chuyên gia pháp lý giúp bạn phát triển một chiến lược nộp đơn toàn diện để bảo vệ thương hiệu của bạn.

 

Sau khi nộp đơn, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ xem xét kỹ lưỡng đơn đăng ký và có thể đưa ra câu hỏi hoặc phản đối dưới hình thức công văn.

Một chuyên gia SHTT sẽ có thể tư vấn cho bạn và soạn thảo một câu trả lời để giải quyết những câu hỏi và phản đối đó.

 

Thông thường tại Việt Nam, sau 2 năm, nhãn hiệu của bạn sẽ được đăng ký. Bạn đã có độc quyền đối với thương hiệu mới trong danh mục sản phẩm của mình! Tuy nhiên, điều này có ý nghĩa gì đối với bạn trong các bước tiếp theo?

 

Xây dựng nhận diện thương hiệu

Đầu tiên, hãy sử dụng nhãn hiệu của bạn một cách nhất quán để phát triển sự nhận diện của khách hàng.

Ví dụ, các thương hiệu như Coca-Cola có thể được nhận ra ngay lập tức một phần nhờ vào việc sử dụng nhất quán cùng một bảng màu, phông chữ và logo.

Nếu bạn đã nộp đơn đăng ký logo hoặc tên bằng kiểu chữ đặc biệt, hãy sử dụng nhãn hiệu như đã nộp.

Những sai lệch so với điều này có nghĩa là bạn không thể dựa vào đăng ký của mình nếu bạn cần thực thi các quyền của mình.

 

Thứ hai, giám sát nhãn hiệu của bạn một cách trực tuyến

Bạn nên giám sát thương hiệu của mình trực tuyến để đảm bảo thương hiệu không bị biển thủ hoặc sử dụng sai mục đích. Thông thường, khách hàng của bạn sẽ là người đầu tiên cho bạn biết nếu điều đó đang xảy ra.

Nếu bạn gặp phải trường hợp sử dụng sai như vậy, bạn sẽ cần đánh giá xem liệu việc sử dụng này có phát sinh ở mức độ buộc bạn phải hành động hay không. Bạn có thể đọc về các biện pháp bảo vệ nhãn hiệu thường được sử dụng tại đây.

 

Tổng kêt

Với một chút đầu tư về thời gian và vốn, cùng với sự tư vấn pháp lý tốt, bạn sẽ có một nhãn hiệu phù hợp với giá trị tiềm năng của thương hiệu của bạn.

Để nhận được sự tư vấn pháp lý Sở hữu trí tuệ từ đội ngũ nhiều kinh nghiệm, hãy liên lạc với Công ty Sở hữu trí tuệ và Công nghệ Tuệ Phong tại đây.

CÔNG TY TNHH SỞ HỮU TRÍ TUỆ VÀ CÔNG NGHỆ TUỆ PHONG

Địa chỉ: Số nhà 1A, ngách 3/29, ngõ 3 Phạm Tuấn Tài, Cầu Giấy, Hà Nội

Tel: (84) 24 37 56 6072

Hotline: 097 492 2332

Email: contact@tuephong.com.vn

Website: www.tuephong.com.vn