• 0974.922.332
  • contact@tuephong.com.vn

Cách đặt nhãn hiệu hay và dễ được bảo hộ

03/02/2023 - 02:44
460 views

Tạo ra một tên nhãn hiệu sản phẩm độc đáo và một logo bắt mắt là việc khó đối với đa số các doanh nghiệp. Bảo hộ tên và logo đó với việc đăng ký nhãn hiệu sẽ giúp các doanh nghiệp ngăn chặn đối thủ cạnh tranh sử dụng các tên và logo trùng hoặc tương tự gây ảnh hưởng đến việc kinh doanh của minh. Hơn nữa, việc có một nhãn hiệu được bảo hộ theo các quy định pháp luật sẽ giúp tăng giá trị thương hiệu và giá trị của bản thân doanh nghiệp.

Một ví dụ kinh điển về một nhãn hiệu thành công và thực sự độc đáo là nhãn hiệu Coca Cola của tập đoàn quốc tế cùng tên. Đây là một nhãn hiệu rất độc đáo và được chủ sở hữu nhãn hiệu đăng ký bảo hộ ở tất cả các nước trên thế giới. Năm 2022, thương hiệu Coca Cola được định giá tới 35 tỷ USD theo định giá của hãng định giá thương hiệu và tư vấn chiến lược Brand Finance. Nếu bạn muốn học hỏi từ sự thành công của Coca Cola và sở hữu một nhãn hiệu có thể được bảo hộ thương hiệu thành công của riêng mình, có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây.

Nhãn hiệu Coca Cola gần như giữ nguyên thiết kế trong vòng 130 năm.

  1. Tránh đặt tên nhãn hiệu nhàm chán

Đừng cố lấy tên “CÀ PHÊ” nếu bạn kinh doanh chuyên về pha chế và bán các sản phẩm cà phê. Hơn nữa các nhãn hiệu như vậy thường bị coi là không có khả năng phân biệt, hoặc mang tính miêu tả sản phẩm, sẽ rất khó để được bảo hộ độc quyền.

 

  1. Tránh miêu tả sản phẩm

Khi lựa chọn một cái tên cho nhãn hiệu của bạn, nên tránh các tên miêu tả liên quan đến sản phẩm, dịch vụ mà bạn cung cấp. Ví dụ như nên tránh tên ”MƯỢT MÀ” nếu bạn muốn bảo sử dụng nó cho các sản phẩm vải lụa. Mượt mà là một tính chất của các sản phẩm vải lụa sẽ không được phép bảo hộ làm nhãn hiệu cho các sản phẩm vải lụa theo luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam.

Nếu bạn muốn đề cập tới tính chất sản phẩm của mình một cách tế nhị, hãy tham khảo gợi ý số 5 ở dưới đây.

 

  1. Sáng tạo từ mới để đặt tên nhãn hiệu

Mặc dù việc sáng tạo ra một từ mới không dễ dàng, tuy nhiên các nhãn hiệu tạo ra theo cách này lại rất dễ được bảo hộ, và bản thân các từ mới được tạo ra cũng rất có thể được khách hàng đón nhận rất thích thú. Ví dụ nhãn hiệu Pokémon, đây là từ được sáng tạo ra. Pokémon là tên gọi rút ngắn phiên âm của từ ngữ tiếng Nhật Pocket Monsters (ポケットモンスター Poketto Monsutā, nghĩa là “Quái vật bỏ túi”)

Nhãn hiệu Pokemon, với nhân vật nổi tiếng không kém cạnh chính là chú Pikachu

  1. Chọn một từ ngẫu nhiên

Một cách cũng rất hay để đặt tên nhãn hiệu của bạn là chọn một từ ngẫu nhiên. Ngẫu nhiên ở đây có nghĩa là từ đó hoàn toàn không liên quan đến sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn cung cấp. Chúng ta có thể đề cập tới một ví dụ rất nổi tiếng đó chính là nhãn hiệu APPLE. Nhãn hiệu này đương nhiên sẽ rất buồn tẻ nếu bạn là một hãng chuyên bán quả táo chín mọng có nguồn gốc từ Việt Nam, Mỹ, Trung Quốc, New Zealand. Tuy nhiên một công ty chuyên bán máy tính và điện thoại di động ở Mỹ đã trúng lớn khi đặt nhãn hiệu chính của mình theo cái tên này. Ở đây là có thể thấy là TÁO – APPLE và máy tính, điện thoại di đông hoàn toàn chả có sự liên quan gì đến nhau, trừ việc máy tính và điện thoại có thể đặt hàng để mua táo. Điều này cũng giúp việc bảo hộ thương hiệu dễ dàng hơn.

 

  1. Đặt tên nhãn hiệu với thông điệp ẩn

Nếu bạn vẫn muốn truyền tải một thông điệp nào đó liên quan đến sản phẩm dịch vụ của bạn, hãy dùng các thông điệp ẩn thay vì miêu tả sản phẩm. Hãy tìm các từ có tính chất gợi ý thay vì miêu tả trực tiếp sản phẩm của bạn. Luật pháp cho phép các nhãn hiệu có các gợi ý mà không phải là miêu tả có thể được bảo hộ.

Một số nhãn hiệu nổi tiếng sử dụng cách này có thể kể đến nhãn hiệu AIRBUS dành cho các máy bay, Microsoft cho các sản phẩm và dịch vụ máy tính …, “Tuệ Phong” cho dịch vụ đại diện sở hữu trí tuệ.

Nhãn hiệu cửa số của Microsofty, đã có sửa đổi gần đây.

  1. Tiến hành tra cứu khả năng bảo hộ của nhãn hiệu

Mặc dù bạn đã giành rất nhiều công sức để lựa chọn và sáng tạo ra một nhãn hiệu tuyệt vời, vẫn có xác suất là nó bị tương tự hoặc trùng với một nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ trước đó. Việt Nam hiện có tới 400.000 nhãn hiệu đang được bảo hộ, do vậy xác suất xảy ra xung đột là khó tránh khỏi. Trong trường hợp đã có nhãn hiệu tương tự hoặc trùng với nhãn hiệu của bạn đăng ký bảo hộ trước cho sản phẩm, dịch vụ có liên quan tới sản phẩm dịch vụ bạn dự định nộp đơn bảo hộ độc quyền, bạn có thể bị từ chối đăng ký đơn tại Cục Sở hữu trí tuệ sau khi nộp đơn 2 năm. Để tiết kiệm công sức và chi phí bạn nên tiến hành tra cứu khả năng bảo hộ của nhãn hiệu.

Bạn có thể tự tiến hành việc tra cứu theo đường link này tại trang web của Cục Sở hữu trí tuệ:

http://wipopublish.ipvietnam.gov.vn/wopublish-search/public/trademarks?0&query=*:*

 

  1. Nhận tư vấn từ Luật sư nhãn hiệu

Các gợi ý trên sẽ giúp bạn các ý tưởng để lựa chọn và sáng tạo nhãn hiệu. Tuy nhiên việc nghiên cứu áp dụng luật sở hữu trí tuệ để đánh giá khả năng bảo hộ của nhãn hiện là việc khá tốn thời gian và công sức. Hơn nữa có nhiều trường hợp đánh giá trắng hay đen là rất khó khi bản thân nhãn hiệu nằm trong khoảng xám của các quy định pháp luật. Khi đó bạn có thể trao đổi với các Luật sư nhãn hiệu có nhiều năm kinh nghiệm của Tuệ Phong và nhận được tư vấn một cách miễn phí theo thông tin trong đường link dưới đây:

https://tuephong.com.vn/lien-he/

 

Tuệ Phong luôn sẵn sàng đồng hành trong quá trình lựa chọn, sáng tạo và bảo hộ nhãn hiệu của bạn