Khi những ngày cuối của năm 2022 gần cận kề, Luật Sở hữu trí tuệ chuẩn bị đón Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của sau khi được Quốc hội biểu quyết thông qua vào ngày 16/6/2022 thì bắt đầu từ ngày 1/1/2023 sẽ chính thức bắt đầu có hiệu lực.
Thực tiễn áp dụng Luật SHTT 2005 trong thời gian trước đây
Luật SHTT được ban hành từ năm 2005, sửa đổi, bổ sung vào các năm 2009 và 2019 đã phát huy vai trò trong việc điều chỉnh các quan hệ pháp luật đối với loại tài sản đặc biệt là quyền SHTT.
Tuy nhiên, thực tiễn thi hành cùng với việc hội nhập quốc tế sâu rộng của Việt Nam trong thời gian qua cho thấy, Luật SHTT còn tồn tại một số vướng mắc, bất cập nhất định. Do đó, việc sửa đổi, bổ sung Luật SHTT lần này là yêu cầu cấp thiết đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của Việt Nam, với mục tiêu tạo ra động lực mạnh mẽ cho việc nghiên cứu, đổi mới sáng tạo, đảm bảo hành lang pháp lý đầy đủ và hiệu quả đối với việc bảo hộ, khai thác và bảo vệ quyền SHTT.
Những thay đổi trong lần sửa đổi
Trong lần sửa đổi mới nhất, phạm vi các nội dung được thay đổi khá rộng, với hơn 100 điều được sửa đổi, bổ sung. Luật đã nhận được sự quan tâm, đóng góp ý kiến của các đại biểu Quốc hội về rất nhiều nội dung.
Nội dung này được sửa đổi theo hướng quy định rõ ràng và chi tiết hơn, với việc trao quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, giống cây trồng được tạo ra từ ngân sách nhà nước một cách tự động và không bồi hoàn cho tổ chức chủ trì trực tiếp tại Luật, qua đó nhằm mục đích khuyến khích biến các kết quả nghiên cứu thành các tài sản được bảo hộ quyền SHTT, tạo tiền đề để khai thác thương mại đối với các tài sản này trên thị trường được hiệu quả hơn.
Cụ thể, nội dung sửa đổi Luật SHTT tập trung vào 7 nhóm chính sách lớn sau:
- Đảm bảo quy định rõ về tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, người biểu diễn, chủ sở hữu quyền liên quan trong các trường hợp chuyển nhượng, chuyển giao quyền tác giả, quyền liên quan
- Khuyến khích tạo ra, khai thác và phổ biến sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, giống cây trồng được tạo ra từ nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước.
- Tạo thuận lợi cho quá trình thực hiện thủ tục đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan, thủ tục xác lập quyền sở hữu công nghiệp.
- Đảm bảo mức độ bảo hộ thỏa đáng và cân bằng trong bảo hộ quyền SHTT.
- Tăng cường hiệu quả hoạt động hỗ trợ về SHTT. Các nội dung sửa đổi nhằm đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ cho hệ thống SHTT bao gồm hoạt động đại diện, giám định…
- Nâng cao hiệu quả của hoạt động bảo vệ quyền SHTT. Các quy định liên quan đến thực thi quyền được sửa đổi nhằm bảo đảm cơ chế bảo vệ quyền SHTT được hiệu quả, hợp lý và khả thi hơn
- Bảo đảm thi hành đầy đủ và nghiêm túc các cam kết quốc tế của Việt Nam về bảo hộ SHTT trong quá trình hội nhập.
Mong đợi với Luật sửa đổi, bổ sung Luật Sở hữu trí tuệ
Việc Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ chính thức đi vào thực thi hiệu lực được mong đợi sẽ đáp ứng kịp thời sự phát triển kinh tế – xã hội của Việt Nam, cũng như tạo động lực cho hoạt động nghiên cứu, đổi mới sáng tạo, đảm bảo hành lang pháp lý đầy đủ và hiệu quả đối với việc bảo hộ, khai thác và bảo vệ quyền SHTT.
Đồng thời, đây cũng là công cụ tạo sức hút đầu tư và nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nói riêng và Việt Nam nói chung.