• 0974.922.332
  • contact@tuephong.com.vn

Thời gian nghỉ thai sản có được ghi nhận trên sổ bảo hiểm xã hội không?

14/07/2020 - 02:25
67 views
Sổ bảo hiểm xã hội gắn với người lao động trong suốt quá trình lao động, theo quy định pháp luật hiện hành thì người lao động có quyền giữ và quản lý sổ bảo hiểm xã hội của mình nhằm tạo điều kiện cho người lao động có thể chủ động hưởng một số chế độ, quyền lợi bảo hiểm. Tuy nhiên, việc người lao động tự quản lý sổ bảo hiểm dẫn đến nhiều trường hợp mất sổ, vì vậy người lao động cần nắm được các quy định pháp luật để bảo vệ quyền lợi của mình khi gặp phải trường hợp này.

1. Luật sư tư vấn về sổ bảo hiểm xã hội của người lao động

Khi tham gia lao động, mỗi người lao động sẽ được cấp một sổ bảo hiểm xã hội, trên sổ bảo hiểm xã hội sẽ ghi nhận đầy đủ thông tin liên quan đến quá trình tham gia bảo hiểm của người lao động. Tuy nhiên, thực tế có những trường hợp do người lao động làm mất sổ bảo hiểm hoặc do sai sót khi cập nhật từ phía cơ quan bảo hiểm dẫn đến sổ bảo hiểm xã hội của người lao động không cập nhật đầy đủ quá trình, gây ảnh hưởng trực tiếp đến các chế độ hưởng bảo hiểm của người lao động.

Do đó, nếu bạn gặp phải vấn đề trên bạn có thể liên hệ với Luật sư của chúng tôi để được hỗ trợ kịp thời.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo tình huống chúng tôi xử lý sau đây để có thêm kiến thức pháp lý trong vấn đề này.

2. Xử lý trường hợp liên quan đến việc cập nhật quá trình đóng bảo hiểm của người lao động 

Chào luật sư! Trong quá trình làm việc ở công ty em có tham gia BHXH đến tháng 1/2018 thì nghỉ thai sản và đã được lãnh tiền thai sản. Đến ngày 01/01/2019 thì em quyết định nghỉ ở công và công ty đã chốt sổ cho em. Nhưng ở trong sổ BHXH của em không có ghi thời gian đóng BHXH khi em nghỉ 6 tháng thai sản đó. Vậy giờ em phải làm sao ạ, lên văn phòng BHXH xin người ta cấp lại cho được không hay là em mất luôn 6 tháng đó. Xin luật sư tư vấn giúp em. Em cảm ơn!

Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi yêu cầu tư vấn tới Công ty Luật Minh Gia. Với nội dung yêu cầu tư vấn của bạn, Công ty Luật Minh Gia trả lời như sau:

Căn cứ tại khoản 6 Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định như sau:

6. Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì đơn vị và người lao động không phải đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN, thời gian này được tính là thời gian đóng BHXH, không được tính là thời gian đóng BHTN và được cơ quan BHXH đóng BHYT cho người lao động.

Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được ghi trên sổ BHXH theo mức tiền lương đóng BHXH của tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản người lao động được nâng lương thì được ghi theo mức tiền lương mới của người lao động từ thời điểm được nâng lương.

Người lao động đang làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên nghỉ việc hưởng chế độ thai sản thì thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính là thời gian làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên.

6.1. Trường hợp HĐLĐ hết thời hạn trong thời gian người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản thì thời gian hưởng chế độ thai sản từ khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản đến khi HĐLĐ hết thời hạn được tính là thời gian đóng BHXH, thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản sau khi HĐLĐ hết thời hạn không được tính là thời gian đóng BHXH.

6.2. Thời gian hưởng chế độ thai sản của người lao động chấm dứt HĐLĐ, HĐLV hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi không được tính là thời gian đóng BHXH.

6.3. Trường hợp lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con theo quy định thì thời gian hưởng chế độ thai sản từ khi nghỉ việc đến khi đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh được tính là thời gian đóng BHXH, kể từ thời điểm đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con thì lao động nữ và đơn vị phải đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN.“.

Căn cứ quy định nêu trên thì thời gian người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính là thời gian tham gia bảo hiểm xã hội và trên sổ bảo hiểm xã hội của người lao động sẽ phải ghi rõ khoảng thời gian này để làm căn cứ tính hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội.

Theo thông tin bạn cung cấp thì tháng 01/2018 bạn nghỉ thai sản, đến tháng 01/2019 bạn nghỉ việc tại công ty. Tuy nhiên, khi chốt sổ bảo hiểm xã hội thì không ghi thời gian bạn nghỉ thai sản. Trường hợp của bạn có thể do khi chốt sổ bảo hiểm xã hội cơ quan bảo hiểm xã hội tổng hợp thiếu quá trình nghỉ thai sản 06 tháng. Vì vậy, bạn có thể liên hệ trực tiếp đến cơ quan bảo hiểm xã hội nơi công ty đang đóng bảo hiểm xã hội để cơ quan bảo hiểm xã hội tiến hành rà soát, ghi nhận lại khoảng thời gian nghỉ thai sản cho bạn.